Trang

21 thg 6, 2010

top 10 kỹ năng mềm

Lang thang trên web chungta.com, tình cờ đọc bài "Top 10 kỹ năng mềm thiết yếu" cho người lao động hiện nay, đây là những kỹ năng quyết định mức độ thành công và là thước đo năng lực cá nhân. Hãy xem bạn đã có những kỹ năng nào và đang phát triển chúng đến đâu nhé!


1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, những kỹ năng này ngày càng được chú trọng và trở thành những kỹ năng cơ bản đối với người lao động nếu họ thực sự muốn phát triển năng lực và sự nghiệp cá nhân. Đối với mình, những kỹ năng trên đây đang từng bước được đòi hỏi rất nhiều. Bài viết có nhiều phân tích và dẫn chứng về những yêu cầu kỹ năng khác nhau trong các xã hội được xem như môi trường thúc đẩy con người phát huy tối đa năng lực cá nhân như Mỹ, Úc, Canada, Anh...hay gần nhất là Singapore. Tuy nhiên 10 kỹ năng trên đây xem như là sự tổng hợp khá đầy đủ.
Lý do chính cho việc năng lực trong công việc của nhiều lao động Việt Nam hiện nay chưa phát huy tối đa dù tư duy con người là khá tốt, đó là trong cuộc sống cũng như môi trường giáo dục hiện nay chưa chú trọng đến việc đào tạo những kỹ năng cơ bản này. Hầu hết trên nhà trường chúng ta được học rất nhiều kiến thức, tuy nhiên trên thực tế dường như số kiến thức này là quá nhiều khi vận dụng vào công việc trong khi những khả năng phản ứng linh hoạt lại không được chú trọng rèn luyện. Trong thời đại ngày nay, những yêu cầu mới trong công việc liên tục được đặt ra trong khi nhân sự lại lúng túng không biết cách xử lý vấn đề. Đến cuối cùng mọi thứ chỉ được giải quyết ổn thõa (hay tự bạn xem là như vậy) sau khi bạn đã có kinh nghiệm. Và dĩ nhiên khi bạn đã có kinh nghiệm, nghĩa là bạn đã từng phạm sai lầm. Thông thường bạn ít khi tiếp thu kinh nghiệm từ người khác và bạn thường không chú trọng tới chúng cho đến khi chính bạn cũng đã có khá nhiều "kinh nghiệm bản thân".
Vấn đề quan trọng không phải là bạn có được đào tạo những kỹ năng này hay không mà bạn đã và đang quyết tâm thiết lập chúng như thế nào cho bản thân mình. Mọi thứ đều bắt nguồn từ kỹ năng đầu tiên : học và tự học. Dĩ nhiên khi bạn không được dạy thì muốn có được điều gì đó thì chính bạn phải tự học thôi.
Chúc các bạn thành công với những kỹ năng này nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét