Trang

31 thg 5, 2010

Kinh doanh ngoại tệ - Kiến thức căn bản

Kinh doanh ngoại tệ - Kiến thức căn bản

( Bình chọn: 7 -- Thảo luận: 8 -- Số lần đọc: 17324)

Ngoại tệ đang là chủ đề nóng của giới ngân hàng hiện nay. Để những bạn có nhu cầu tìm hiểu về cách thức kinh doanh ngoại hối tôi xin tóm tắt một quy trình về kinh doanh ngoại tệ mà các ngân hàng đang áp dụng hiện nay.

Trong thời gian gần đây thị trường tài chính tiền tệ luôn dậy sóng với những biến đổi thất thường của lãi suất liên ngân hàng, của tỷ giá đồng USD, ngay cả các ngân hàng cũng không lường hết được những thay đổi ấy. Để hiểu rõ cách thức kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng ra sao, theo tôi, cũng là vấn đề cần quan tâm của các bạn Saganors nói chung và các bạn đang làm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Bằng những kinh nghiệm thực tế cũng như những tài liệu tham khảo của các ngân hàng tôi xin trình bày một quy trình cụ thể về kinh doanh ngoại tệ mà các ngân hàng trong nước hiện nay đang tiến hành.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1) Một số thuật ngữ liên quan khi giao dịch trên thị trường hối đoái

Ngân hàng là Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Trong bài này thì ngân hàng được hiểu như là ngân hàng đứng ra kinh doanh ngoại tệ với các tổ chức khác.

Chi nhánh là phòng giao dịch, Chi nhánh cấp 1, 2 trực thuộc Ngân hàng

Đối tác là các tổ chức tín dụng, tố chức tài chính, công ty ở nước ngoài có ký hợp đồng giao dịch ngoại hối với Ngân hàng hoặc có thỏa thuận bằng văn bản về hạn mức giao dịch ngoại hối với ngân hàng.

Khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác và cá nhân ở trong nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ với Ngân hàng.

Giao dịch hối đoái giao ngay (spot) là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỉ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.

Giao dịch hối đoái kỳ hạn (forward) là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỉ giá xác định, và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai xác định.

Giao dịch hối đoái hoán đổi (swap) là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán dùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỉ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Giao dịch quyền chọn (option) là giao dịch ngoại tệ trong đó bên mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán, trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có yêu cầu theo tỉ giá đã thỏa thuận trước.

1246803.jpgPhí quyền chọn (premium) là mức phí mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn khi mua quyền chọn

Dealer là Giao dịch viên thuộc bộ phận nguồn vốn.

Trạng thái mở (chưa cân bằng-open position) của ngoại tệ là trạng thái phát sinh trong giao dịch mua (hoặc bán) ngoại tệ nhưng chưa bán (hoặc mua) lại với số lượng tương ứng. Trạng thái phát sinh do mua gọi là dư thừa, còn phát sinh do bán gọi là dư thiếu.

Trạng thái ngoại tệ chung của toàn ngân hàng là trạng thái ngoại tệ mở tối đa của toàn ngân hàng tại một thời điểm. Trạng thái này do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Mức dừng lỗ (stop loss) là chênh lệch giá bất lợi tối đa giữa giá của trạng thái mở và tỉ giá thị trường tại một thời điểm. Trong trường hợp Dealer đang có một trạng thái mở với giá bất lợi so với giá hiện tại thì phải chuẩn bị một mức dừng lỗ hợp lý để hạn chế lỗ nhiều một khi giá biến động mạnh.

Hạn mức giao dịch với đối tác và khách hàng là hạn mức giao dịch mà Ngân hàng thỏa thuận được với đối tác và khách hàng. Bộ phận nguồn vốn và Chi nhánh chỉ được phép giao dịch với các đối tác và khách hàng trong hạn mức giao dịch này. Danh sách hạn mức giao dịch với đối tác và khách hàng sẽ phải được xem xét, cập nhật định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết (ngoại trừ các Giao dịch quyền chọn, trong đó đối tác hoặc khách hàng là người mua quyền chọn và các giao dịch ngoại tệ mà đối tác/ khách hàng có đặt cọc cho Ngân hàng).

Tỉ giá hối đoái là giá của một đồng tiền quốc gia này so với đồng tiền của một quốc gia khác. Tỉ giá hối đoái bao gồm tỉ giá giao ngay, tỉ giá kỳ hạn và tỉ giá thực hiện trong quyền chọn.

  • T ỉ giá giao ngay (áp dụng đối với giao dịch hối đoái giao ngay) là tỉ giá do Ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác nhưng phải đảm bảo phù hợp với thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định về tỉ giá giao ngay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm giao dịch.
  • Tỉ giá kỳ hạn (áp dụng đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn) là tỉ giá do Ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp với thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định về tỉ giá kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm giao dịch.
  • Tỉ giá thực hiện (áp dụng đối với giao dịch quyền chọn) là tỉ giá do người mua quyền chọn yêu cầu người bán quyền chọn thực hiện.


2) Các hoạt động giao dịch hối đoái và phạm vi giao dịch

Hoạt động giao dịch hối đoái của Ngân hàng bao gồm:

  • Mua và bán ngoại tệ với đối tác / khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của đối tác/ khách hàng;
  • Mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro.
  • Mua và bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.

Phạm vi giao dịch : Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các họat động giao dịch hối đoái. Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện họat động giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình và trong quy trình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh, phòng giao dịch.

Các loại hình giao dịch: Các loại hình giao dịch hối đoái được phép tiến hành bao gồm

- Giao dịch hối đoái giao ngay

- Giao dịch hối đoái kỳ hạn

- Giao dịch hối đoái hoán đổi

Đồng tiền giao dịch : Các giao dịch hối đoái được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam hoặc giữa các loại ngoại tệ với nhau. Các loại ngoại tệ được phép giao dịch là các ngoại tệ được niêm yết trên Bảng tỉ giá công bố hàng ngày của Ngân hàng. Việc công bố loại ngoại tệ nào trên Bảng công bố tỉ giá hàng ngày do quy đinh của từng ngân hàng.

Đặt cọc : Để đảm bảo cho các giao dịch giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn, Ngân hàng có thể yêu cầu đối tác hoặc khách hàng đặt cọc cho Ngân hàng hoặc Ngân hàng có thể đặt cọc cho đối tác/ khách hàng. Quyền yêu cầu đặt cọc và thỏa thuận mức đặt cọc do quy đinh của từng ngân hàng. Số tiền đặt cọc và khoản lãi từ tiền cọc (nếu có) sẽ được hoàn trả lại cho đối tác hoặc khách hàng, hoặc Ngân hàng được nhận lại từ phía đối tác hoặc khách hàng khi các bên trong giao dịch đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

CÁC KỸ THUẬT GIAO DỊCH CỤ THỂ

1) Nguyên tắc niêm yết tỉ giá và phí quyền chọn.

  • Bộ phận nguồn vốn là nơi lập Bảng niêm yết tỉ giá giao dịch hàng ngày áp dụng thống nhất cho toàn Ngân hàng. Tỷ giá niêm yết này được tính toán bằng các kỹ thuật sao cho vừa phù hợp với cung cầu thị trường vừa nằm trong biên độ giao động cho phép của ngân hàng nhà nước.
  • Bảng niêm yết tỉ giá đầu ngày phải được lập và cập nhật vào hệ thống chương trình quản lý của Ngân hàng trên máy tính chậm nhất là đầu giờ làm việc của ngày làm việc. Tỷ giá cũng ngay lập tức phải chuyển đi các chi nhánh và phải nhập tỉ giá vào bảng điện tử của hội sở để các khách hàng có thể tham chiếu được ngay.
  • Trong ngày làm việc, nếu có phát sinh biến động lớn về tỉ giá của một loại ngoại tệ niêm yết nào đó thì phải lập bảng niêm yết tỉ giá giao dịch mới và thực hiện công bố tỉ giá tương tự như việc công bố tỉ giá đầu ngày làm việc.
  • Chi nhánh khi nhận được Bảng niêm yết tỉ giá giao dịch phải cập nhật ngay vào Bảng niêm yết tỉ giá giao tại quầy giao dịch trực tiếp với khách hàng và thông báo ngay cho các bộ phận có liên quan thuộc đơn vị mình.
  • Đối với giao dịch hối đoái giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi, có thể thực hiện giao dịch theo tỉ giá niêm yết hoặc tỉ giá thương lượng giữa Ngân hàng với khách hàng hoặc đối tác nhưng phải đảm bảo tỉ giá giao dịch phù hợp với tỉ giá của thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giao dịch về giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi.
  • Mức phí quyền chọn được thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng

    hoặc đối tác khi thực hiện quyền chọn. Bộ phận nguồn vốn căn cứ vào mức phí quyền chọn trong giao dịch với đối tác trên thị trường quốc tế tại thời điểm giao dịch để quyết định phí quyền chọn cho khách hàng/ đối tác.

2) Thực hiện giao dịch với đối tác hoặc khách hàng :

banking-h.jpg

Việc thực hiện giao dịch với đối tác /khách hàng do Dealer thực hiện. Các phương tiện được thực hiện trong giao dịch là: điện thoại, fax. Cần lưu ý rằng tất cả các giao dịch qua điện thoại được coi là hợp lệ khi giao dịch được thực hiện thông qua của Ngân hàng

3) Tạo dữ liệu giao dịch:

Sau khi hoàn tất việc thực hiện giao dịch với đối tác/khách hàng. Dealer phải nhập nội dung của giao dịch vào hệ thống quản lý giao dịch (trading system) và in ra “Phiếu giao dịch” ngay lập tức để chuyển sang cho Bộ phận kiểm soát rủi ro.

4) Kiểm soát giao dịch:

Ngay sau khi nhận được giao dịch từ hệ thống quản lý giao dịch hoặc “Phiếu giao dịch cho Dealer chuyển sang, Bộ phận kiểm soát rủi ro phải thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra tỷ giá giao dịch có phải là tỷ giá công bố hoặc tỷ giá giao dịch của thị trường hay không;
  • Kiểm tra hạn mức của đối tác hoặc khách hàng;
  • Kiểm tra tiền cọc (nếu có);
  • Kiểm tra hạn mức giao dịch của Dealer.

Trong trường hợp giao dịch không đảm bảo một trong các yêu cầu trên thì nhân viên kiểm soát rủi ro được quyền không duyệt, và phải tiến hành lập ngay biên bản vi phạm giao dịch, đồng thời báo cáo kịp thời cho cấp quản lý trực tiếp của bộ phận kiểm soát rủi ro để xử lý. Khi giao dịch đảm bảo các điều kiện nêu trên thì nhân viên kiểm soát rủi ro tiến hành duyệt giao dịch trên hệ thống giao dịch hoặc ký tên trên “phiếu giao dịch” và chuyển sang cho bộ phận hỗ trợ giao dịch (back office)

5) Xác nhận giao dịch:

Việc thực hiện xác nhận do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện:

  • Đối với giao dịch hối đoái giao ngay (spot) chỉ cần xác nhận lại với đối tác hoặc khách hàng bằng fax, văn bản hoặc điện xác nhận (swift);
  • Đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn (forward), hoán đổi và quyền chọn thì ngân hàng và đối tác hoặc khách hàng phải ký kết hợp đồng chi tiết bằng văn bản hoặc điện xác nhận.

Đối với các giao dịch được xác nhận bằng hợp đồng: ngân hàng và đối tác/khách hàng phải ký hợp đồng ngay khi thực hiện giao dịch và hợp đồng phải được gửi đi trong ngày giao dịch (căn cứ vào dấu của bưu điện). Với các giao dịch được xác nhận bằng fax: hợp đồng phải gửi đi ngay sau khi Dealer tạo dữ liệu giao dịch hoặc sau khi nhận được hợp đồng do đối tác/khách hàng gửi đến. Tất cả giao dịch trong ngày phải được xác nhận hoàn tất trong ngày. Còn đối với các giao dịch được xác nhận bằng điện xác nhận: Xác nhận giao dịch phải gửi đi trong phiên kết nối vào hệ thống swift gần nhất. Tất cả các giao dịch trong ngày phải được xác nhận hoàn tất trong ngày.

6) Thanh toán giao dịch:

Việc thực hiện thanh toán giao dịch do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện.

Giao dịch giao ngay: Việc thanh toán theo thỏa thuận cụ thể về thời điểm chuyển tiền đối với đối tác/khách hàng nhưng phải thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán;

Giao dịch kỳ hạn: Ngày thanh toán là ngày làm việc cuối cùng của kỳ hạn giao dịch và được ghi rõ trong hợp đồng đã đuợc ký kết. Ngân hàng chỉ được phép chuyển tiền khi đến hạn thanh toán;

Giao dịch hoán đổi:

  • Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm hai giao dịch giao ngay thì việc thanh toán dựa trên ngưyên tắc đã quy định đối với giao dịch giao ngay.
  • Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn thì việc thanh toán dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.
  • Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm hai giao dịch kỳ hạn thì việc thanh toán dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch kỳ hạn.

7) Thanh toán bù trừ: Thanh toán bù trừ là việc chỉ thanh toán phần chênh lệch giũa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ hoặc của một lọai tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân hàng với đối tác/khách hàng. Để thực hiện thanh toán bù trừ, ngân hàng và đối tác khách hàng giao dịch phải có thỏa thuận thanh toán bù trừ bằng văn bản riêng.

8) Theo dõi thanh toán đi và thanh toán đến : Việc theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi và thanh toán đến do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện.

  • Theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đến: bao gồm theo dõi tất cả các khoản tiền thanh toán đến trong ngày căn cứ vào các hợp đồng giao dịch đã thực hiện với đối tác hoặc khách hàng; đối chiếu nội dung nhận tiền, số tiền thực nhận với nội dung, số tiền trên hợp đồng giao dịch.
  • Theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi: bao gồm theo dõi tất cả các khoản tiền phải thanh toán đi trong ngày căn cứ vào các hợp đồng giao dịch đã được thực hiện với đối tác/khách hàng; đối chiếu nội dung chuyển tiền, số tiền thực chuyển trên chứng từ thanh toán đi với nội dung, số tiền trên hợp đồng giao dịch.

Quy trình nghiệp vụ cơ bản của kinh doanh ngoại tệ thì chỉ có như vậy. Tùy theo mỗi ngân hàng mà chia ra các phòng ban chức năng và nhân sự khác nhau. Tuy nhiên nói gì thì nói bộ phận kinh doanh ngoạiberkshire-buffet.jpgệ phải đảm bảo ba nhóm sau:

  • N hóm giao dịch kinh doanh (front office): gồm các Dealer kinh doanh được phép giũ trạng thái ngoại tệ mở và các Dealer môi giới không được phép giũ trạng thái ngoại tệ mở;
  • Nhóm kiểm soát rủi ro (risk control): gồm các kiểm soát viên;
  • Nhóm nghiệp vụ (back office): gồm các nhân viên hỗ trợ giao dịch.

Có điều cần chú ý là các ngân hàng luôn quy định phòng làm việc của bộ phận giao dịch phải tách biệt với bộ phận kiểm soát rủi ro và bộ phận hỗ trợ giao dịch và việc sử dụng các trang thiết bị thông tin cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của mỗi ngân hàng.

Quy trình này chưa đề cập đến công tác hạch toán trong kinh doanh ngoại tệ, cũng là một công việc khá phức tạp và khó trình bày. Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo các văn bản sau để hiểu rõ cách thức hạch toán của các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nói riêng:

Quyết định 479/2004 QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành ngày 29/04/2004

Quyết định 29/2006 QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành ngày 10/07/2006

Trần Thế Anh © Saga, www.saga.vn

Những thiếu sót của Basel I và nội dung cơ bản của Basel II

Những thiếu sót của Basel I và nội dung cơ bản của Basel II

( Bình chọn: 2 -- Thảo luận: 3 -- Số lần đọc: 5356)

Những thiếu sót của Basel I

  1. Không phân biệt theo loại rủi ro
    • Một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B.
    • Một khoản nợ cho một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần một lượng vốn bằng 1/5 khoản nợ cho General Electric (GE-một công ty xếp hạng AAA) → Việc giữ các tài sản có độ rủi ro thấp ít sinh lợi hơn tài sản có độ rủi ro cao.
  2. Không có lợi ích từ việc đa dạng hóa
    • Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị.
    • Không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1.
  3. “Cơ lợi” có tính hệ thống
  4. Không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành

Nội dung cơ bản của Basel II

Basel II bao gồm những khuyến nghị về luật và quy định ngành ngân hàng, được ban hành bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS).

Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”:

  1. Yêu cầu về vốn tối thiểu
  2. Giám sát, và
  3. Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính.

Trụ cột thứ Igold1.jpg

Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hoá hoàn toàn ở bước này.

  • Tỉ lệ CAR – Tỉ lệ McDonough
  • Các cách tiếp cận tính toán yêu cầu về vốn:
    • Rủi ro hệ thống
    • Rủi ro thị trường
    • Rủi ro tín dụng
    • Kỹ thuật làm giảm rủi ro tín dụng
  • Kết quả QIS

Trụ cột thứ II

Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

Bốn nguyên tắc để xem xét giám sát

  1. Ngân hàng nên có một quy trình xác định mức độ vốn nội bộ theo mức rủi ro và chiến lược duy trì mức vốn của họ.
  2. Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu.
  3. Khuyến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
  4. Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.

Tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu

  • Khung hiệp ước mới bao gồm cả:
    • Định nghĩa hiện tại về vốn thường xuyên.
    • Yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền phải từ 8% trở lên.

Tỉ lệ thỏa đáng về vốn (CAR) ≥ 8%

CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/RWA

Cách tiếp cận IRB – các loại mức độ nhạy cảm

Cách tiếp cận dựa trên phân cấp nội bộ (Internal Ratings Based approach) đề cập đến một hệ thống các kỹ thuật đo lường rủi ro được đưa ra bởi luật thỏa đáng vốn Basel II đối với các tổ chức ngân hàng.

  1. Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp (corporate exposure): nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, theo đó nguồn để hoàn trả lại tiền chủ yếu là từ hoạt động hiện tại của bên vay, chứ không từ dòng tiền từ dự án hoặc từ bất động sản.
  2. Mức độ nhạy cảm của ngân hàng (bank exposure): bao gồm các công bố đối với ngân hàng và các công ty chứng khoán; họ có thể bao gồm các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB).
  3. Mức độ nhạy cảm của quốc gia (sovereign exposure): bao gồm các quốc gia (và các ngân hàng Trung ương). PSE được định nghĩa như một pháp chế theo cách tiếp cận tiêu chuẩn, và các MDB thỏa mãn các tiêu chí 0% về rủi ro theo cách tiếp cận tiêu chuẩn.

interestrate1.jpgRủi ro thị trường

Hai phương pháp để đo rủi ro thị trường (bất biến):

  1. Cách tiếp cận chuẩn hóa.
  2. Cách tiếp cận mô hình nội bộ (mô hình giá trị khi rủi ro: Value-at-Risk VaR).

Rủi ro tín dụng

Rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả năng hoặc độ sẵn sàng của một đối tác thực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng.

  • Cách tiếp cận tiêu chuẩn có điều chỉnh:
    • Tăng cường độ nhạy cảm đối với rủi ro so với Hiệp ước 1988. Song giống như hiệp ước 1988, trọng số rủi ro được quyết định bởi phân loại người vay (chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp).
    • Trọng số rủi ro dựa vào phân loại tín dụng bên ngoài (nếu có).
    • Gia tăng độ nhạy cảm về rủi ro.
    • Hướng tới các ngân hàng mong muốn có một khung vốn đơn giản.

Yêu cầu vốn tối thiểu = Mức độ nhạy cảm x Trọng số rủi ro (%) x 8%

Trọng số rủi ro

Phân loại

Đánh giá

AAA tới AA-

A+ tới A-

BBB+ tới BBB-

BB+ tới B-

Dưới B-

Không xếp loại

Quốc gia

0%

20%

50%

100%

150%

100%

Ngân hàng

Trường hợp 1

20%

50%

100%

100%

150%

100%

Trường hợp 2

20%

50%

50%

100%

150%

50%

Doanh nghiệp

20%

50%

100%

100%

150%

100%

  • IRB cơ bản (F-IRB) và IRB nâng cao (A-IRB):
    • Dựa vào tính toán nội bộ của một ngân hàng.
    • Nhạy cảm hơn nhiều đối với rủi ro.
    • Đi cùng với các tiêu chuẩn tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin.

Trụ cột thứ III

Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.

So sánh giữa hiệp ước 1988 và hiệp ước mới:

Hiệp ước 1988

Hiệp ước mới

Cấu trúc và nội dung

Yêu cầu vốn tối thiểu

Ba cột trụ nhấn mạnh hơn về phương pháp luận nội bộ của ngân hàng, xem xét đánh giá, và quy luật thị trường

Tính linh động của ứng dụng

Một quy định cho tất cả

Linh hoạt hơn, một loạt các cách tiếp cận, khuyến khích quản lý rủi ro tốt hơn

Nhạy cảm với rủi ro

Đo đạc rủi ro quá sơ bộ

Nhạy cảm hơn với rủi ro

Trọng số rủi ro

0~100, ưu đãi hơn với các nước OECD

0~150 hoặc hơn, không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài

Kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng

Chỉ hỗ trợ và đảm bảo

Nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting)

Bài viết bản quyền ©SAGA, www.saga.vn," đề nghi ghi nhận rõ khi trích đăng sử dụng lại.

so sánh ODA và FDI

Oda
Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

Ưu điểm của ODA

* Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm)
* Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
* Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

Bất lợi khi nhận ODA

Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:

* Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao
* Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
* Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
* Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
* Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.

Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.


Fdi
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

ưu điểm:
+ FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

+tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
+tăng lwượng việc làm và đào tạo nhân công
+Nguồn thu ngân sách lớn.

- FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài... Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư…
*Nhược điểm: khi đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư không những góp vốn mà còn đứng ra quản lí dự án đó. Tuy nhiên việc quản lí này đôi khi không hiệu quả do sự khác biệt giữa các quốc gia.


những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Tín phiếu (Treasury bill) là gì?

Tín fiếu là một giấy chứng nhân nợ cũa cá nhân,hay cũa cty,trong đó các điêu kiên hai bên tự thõa thuận với nhau/ghi rõ thời gian trã lại vốn và tỹ lệ lời trên vốn/,nghành ngân hàng dùng chữ chưng nhận tiền gỡi định kỳ cũa khách hàng...

Tín phiếu là một loại "trái phiếu ngắn hạn" do ngân hàng nhà nước(NHNN) phát hành, khác nhau về thời gian có giá trị tối đa là 364 ngày. Theo qui định, tín phiếu có thời hạn dưới 12 tháng, còn thời hạn của trái phiếu là trên 12 tháng.
Về nguyên tắc, tín phiếu do các ngân hàng thương mại tự nguyện mua, trên cơ sở tính toán nguồn vốn của mình và có thời hạn dưới 12 tháng. Trường hợp cần thiết, ngân hàng thương mại có thể bán lại tín phiếu cho NHNN để lấy tiền về. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết NHNN "bắt buộc" các ngân hàng thương mại... phải mua một lượng tín phiếu để điều chỉnh chính sách tiền tệ, như tháng 02/2008 vừa qua.

Phân biệt Kỳ phiếu - Séc - Hối phiếu



Kỳ phiếu

Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

Nội dung kỳ phiếu:

- Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện
- Thời hạn trả tiền
- Ðịa điểm trả tiền
- Tên họ người thụ hưởng
- Ðịa điểm, ngày ký phát hối phiếu
- Chữ ký của người ký phát lệnh phiếu



Séc


Tờ séc muốn có hiệu lực phải có những nội dung sau đây:
1. Tiêu đề SEC. Nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc.
2. Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc.
3. Ngân hàng trả tiền.
4. Tài khoản của người trả tiền.
5. Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.
6. Tên và địa chỉ người trả tiền.
7. Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có).
8. Chữ ký của người phát hành séc.
Theo Kỹ thuật kinh doanh XNK (PGS.TS Võ Thanh Thu)



Hối phiếu


Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau:

1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).
2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm kí phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thành lập hối phiếu.
3. Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.
4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của ... (Pay to the order of...)
5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.
Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.
6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:
+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At ... sight of first (second) Bill of Exchange).
+ Trả tiền sau:
- Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days after sight)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date).
7. Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định.
8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu.
9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu... mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hối phiếu đó.

29 thg 5, 2010

Chia sẻ kinh nghiệm trong giao dịch vàng, FX (1)

Đây là loạt bài do bác forexngo post trên forum vangsaigon.com. Vì thấy loạt bài này viết quá hay và rất bổ ích cho các trader đang tham gia những thị trường khắc nghiệt như vàng, FX nên tôi mạn phép copy về website để làm tài liệu cho các trader Việt sau này.

-----------------------o0o-------------------------

Bản thân tôi chính thức bước vào nghiệp trader kể từ năm 2005, kể từ đó cuộc sống chuyển sang bước ngoặc mới và thay đổi nhanh chóng.

Sau 8 năm đi làm miệt mài, tích góp một số vốn và kinh nghiêm, bắt đầu khởi nghiệp năm 2000…công việc làm ăn phát đạt cho tới năm 2005, trong tay tôi có thể nói đã tạo dựng được đầy đủ nhà cửa, xe hơi, tiền bạc…một cuộc sống thật TUYỆT VỜI.

Nói về lĩnh vực tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa nói riêng….là những sở thích đam mê bắt đầu từ năm 1996. Và kể từ 1998, khi Việt nam bắt đầu có internet, tôi may mắn được tiếp cận internet và tìm tòi học hỏi về các thị trường chứng khoán, futures, options, forex thông qua mạng internet. FA & TA càng đọc, càng học…càng say mê. Ít nhất là 12h/24h tôi ngồi trên máy để đọc….suốt mấy năm liền.

Năm 2005, nghĩ là mình đã học, đã đọc và đã biết nhiều…..tôi đã mạnh dạng mở tài khoản đầu tiên (20k), sau 5 ngày…..cháy. Cay cú, nạp thêm tiền và nghĩ rằng do mình …TÂM LÝ YẾU…vì lệnh thắng nhiều hơn mà. Lần này kéo dài được gần 2 tuần, với tỷ lệ thắng thua 8/2…kết quả chỉ còn lại $2,700 trong tài khoản/ tổng số tiền $38,000.

Quyết tâm đóng tài khoản, mở tài khoản mới. đăng ký thêm những lớp học online, mua EA, mua chiến lược, mua sách….tất cả những gì có thể phục vụ cho mục đích vừa để trade thành công, vừa học để trở thành TRADER CHUYÊN NGHIỆP.

Công việc kinh doanh bỏ bê, công trình đang thực hiện bỏ bê, cơ sở sản xuất bỏ bê…giao lại toàn bộ cho nhân viên…..cho tới cuối năm 2006……số tiền vay để bỏ vào fx đã hơn 250K.
Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, công trình không đòi được nợ……………Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất……..Dồn tiền tập trung vào công trình, vào sản xuất..nhưng quá muôn rồi…………..năm 2008, thật sự rơi vào khó khăn….căn nhà 300m2 trị giá hơn 10 tỷ vào cuối năm 2007……không đáng giá hơn 4 tỷ bạc năm 2009.

Kết cục do đâu ? Do Fx 1 phần, nhưng hệ lụy của FX mới là lớn.

Nhưng tại sao do Fx ? chính hơn là do mình, và có thể nói sau thời gian cay cú vì thua trong fx, mong muốn gỡ lại càng nhiều càng tốt, tôi đãcố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình thua, trong khi tỷ lệ thắng nhiều hơn?........Và sau đó tôi đã mỉm cười, không còn cay cú như lúc trước nữa……………Các biết tại sao không ? đó là tất cả do quan niệm sai lầm của mình, do tính tham lam thiếu cơ sở, do trade vô tổ chức, thiếu tính kiên nhẫn, và sau cùng và trên hết là……làm việc trong lĩnh vực đầy rủi ro mà lại thiếu kỹ năng QUẢN LÝ VỐN.

Nói đến vấn đề thế nào là nên kiên nhẫn, thế nào là nên có kỷ luật, thế nào là quản lý vốn….có lẽ đã nghe nhắc đến nhiều, trader nào cũng nghe nói và biết…..nhưng để hiểu được và áp dụng được nó là một quá trình và quá trình đó hoàn toàn liên quan tới ‘SỰ TRÃI NGHIỆM’ và từ đó mới có thể nói tới hai từ ’TÂM LÝ’ trong trading.

Và để nói rõ những vấn đề này, để các bạn có thể cùng trãi nghiệm, tôi sẽ tiếp tục phục vụ các bạn bằng những bài viết cụ thể cho từng kỹ năng mà các bạn cần phải có để thành công trong nghiệp trading(không phải làm giàu).

VẤN ĐỀ VỀ NHÀ ĐẦU TƯ & CÁI GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’

GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’ :

Hôm trước có dịp tình cờ tiếp xúc một anh bạn trẻ(chắc tầm 8x) cũng không biết và không hiểu anh ta tham gia trong lĩnh vực này bao lâu và thành công thất bại như thế nào, nhưng nghe anh ta luyên thuyên nói là biết rất rành về thị trường này, đã đọc và biết hết tất cả ’tuyệt kỹ’ trên thế giới (vớ vẫn), nào là thuật toán này, mô hình kia…v.v…., tôi có hỏi nhỏ anh ta vậy anh ta đã đọc cuốn Price Patterns của Martin Pring chưa ? anh ta nói là hồi nãy giờ anh ta nói về Haramonic Patterns rồi còn gì ? (thật là nực cười). Kiểu cách tuyên bố là mình biết hết trong lĩnh vực này của anh ta, nếu xem như là cùng nghề trader với nhau, thì thật sự tôi cảm thấy thương xót cho anh ta, còn nói về quan hệ xã hội, tôi cho là anh này…bị ảo tưởng nặng.

Và đa số những bạn trẻ gọi là ‘tư vấn tài chính’ mà chúng ta nói đến, có lẽ các bạn cũng có niềm đam mê, khao khác thành công, muốn thể hiện mình……..nhưng cho phép nói một câu…các bạn quá liều lĩnh, liều hơn những gì ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Mà chính cái liều tưởng như vô hại, chính cái suy nghĩ mà các bạn cho là các bạn đã biết nhiều…vô hình dung các bạn đã đánh mất mình và gây ra bao nhiêu hoàn cảnh dỡ khóc dỡ cười, nhà tan cửa nát, sự nghiệp tiêu tan(bản thân tôi đã biết và tiếp xúc hơn 16 trường hợp rơi vào hoàn cảnh như nhờ tư vấn trade giúp, để rơi vào cảnh cháy hay gần cháy tài khoản).

Và qua đây, với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, và những trãi nghiệm thất bại của chính bản thân mình, tôi cũng muốn có đôi lời với các bạn gọi là ’nhân viên tư vấn’ : Các bạn đừng bao giờ liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Các bạn có khát vọng, có niềm đam mê, vậy hãy thể hiện niềm đam mê đó bằng cách học hỏi thêm, học hỏi không ngừng để càng ngày càng thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của cái gọi là ‘nhân viên tư vấn’.

TRADER SẼ KHÓ MÀ THÀNH CÔNG CHỈ BẰNG NHỮNG CHỈ SỐ, CHỈ BẰNG NHỮNG MÔ HÌNH MÀ CÁC BẠN CHO LÀ MÌNH BIẾT(mặc dù giữa biết và hiểu để ứng dụng hoàn toàn một trời một vực). ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ TRADER TƯ HỎI MÌNH ĐÃ THẬT SỰ HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CHƯA ?

Và cụ thể hơn, các bạn đừng bao giờ trade giúp cho những tài khoản có giá trị lớn hơn số tiền thu nhập của các bạn hàng tháng. Và nếu có lỡ vào lệnh gây nguy hiểm cho tài khoản khách hàng, thì cố gắng giúp đỡ họ bằng mọi giá có thể, đừng nên đem vấn đề của người từng nuôi sống cho mình và nuôi sống cho cả công ty của mình ra bêu rếu, cười đùa, đó là hành động có thể nói là …….VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ VÔ ƠN. Mà nếu có 2 cái ‘VÔ’ này thì tốt nhất nền tránh xa lĩnh vực có liên quan tới tài chính.

Và khi vào lệnh, nhớ có target và STOPLOSS.

Nói đến vấn đề STOPLOSS và TÂM LÝ trong trading, tôi sẽ có bài phân tích rõ hơn.


NHÀ ĐẦU TƯ :

Tôi cũng có dịp đọc được một số bài quảng cáo trên mạng, là chiến lược này, chiến lược kia…đem lại thu nhập hơn 10%/tháng. Tài khoản 5k, sau 1 tháng thành 17k(chúc mừng chiến lược của bạn rất thành công và cũng đáng trách cho lời quảng cáo của bạn - nếu bạn là 1 trader thực thụ).

Lý do ? Tôi sẽ có bài phân tích cặn kẽ lý do tại sao.

Ông bà ta có câu ‘tiên trách kỷ, hậu trách nhân’ và hoàn toàn đúng như vậy đối với các nhà đầu tư đang bị thua lỗ, cháy tài khoản khi nhờ cái gọi là ’nhân viên tư vấn’ trade giúp.
Tiền tài sự nghiệp của các vị đã dễ dàng trao vào tay những người non về tuổi đời lẫn tuổi nghề một cách quá dễ dãi.

Rõ ràng các vị là những người lớn tuổi, có sự thành công nhất định trong xã hội với kinh nghiệm sống phong phú nên mới có những khoản tiền lớn như vậy để đầu tư. Nhưng rất tiếc, sự đầu tư lần này của các vị đã tính toán sai, phạm một sai lầm nghiêm trọng, hớ hênh đáng trách.

Với kinh nghiệm sống và sự từng trãi của mình, các vị có tin là có lĩnh vực đầu tư đem lại lợi nhuận lớn hơn 20% đều đều mỗi tháng mà không tiềm ẩn rủi ro cao bằng hoặc cao hơn số tiền kỳ vọng kiếm được ? và khoản đầu tư của mình, hay có thể nói là gia sản của mình lại đầu tư quá dễ dãi.

Do đó, nếu đam mê lĩnh vực này, có lẽ các vị nên tìm hiểu sâu hơn và tự mình quyết định các hạng mục đầu tư cho chính mình.

NẾU BÂY GIỜ MỘT AI ĐÓ HỎI TÔI ‘ TRADE CÓ DỄ KHÔNG ?’, TÔI CÓ THỂ THẲNG THẮNG TRẢ LỜI ‘TRADE RẤT DỄ’

CÒN NẾU HỎI TÔI ‘TRADE LÀM GIÀU ĐƯỢC KHÔNG’, TÔI CŨNG CÓ THỂ TRẢ LỜI ‘ĐƯỢC VÀ RẤT ĐƯỢC, NHƯNG TỐT HƠN HẾT LÀ QUA CASINO……SẼ KÉO DÀI HƠN THỜI GIAN’

VÀ SAU CÙNG, TÔI ĐÚC KẾT LẠI MỘT CÂU LÀ TRADE KIẾM SỐNG THÌ ĐƯỢC VÀ TRADE CŨNG RẤT DỄ, VỚI ĐIỀU KIỆN…………………….

Các Loại Order Khác Nhau (Trade Order)

Có 2 loại lệnh chủ chốt, lệnh bước vào giao dịch và lệnh ra khỏi giao dịch. Với mỗi loại lệnh chủ chốt này lại có vô số các loại khác với những ưu nhược riêng, nên làm quen với tất cả lệnh ấy là một điểm khôn ngoan để giúp bạn trade thành công.


1. Order để mở trade:

a. Market Order: Nói một cách đơn giản, 1 market order là 1 lệnh mua hoặc bán 1 cặp tiền cụ thể theo giá trị tại thời điểm thực hiện lệnh trên khung trading của bạn.

VD: USD/CAD : 1.2025/1.2030 --> lệnh market order để mua sẽ được thực hiện tại điểm 1.2030

Với 1 market order, bạn được đảm bảo rằng giao dịch của bạn sẽ được thực với tại thời điểm hiện tại. Nhược điểm là bạn sẽ ko nhận được giá tốt nhất sẵn có cho bạn, khi mà market đi tới 1 thời điểm cụ thể.

b. Entry Order: Khi bạn đặt ra rõ giá mà bạn muốn mua hay bán 1 cặp tiền một cách cụ thể, lệnh mà bạn đặt đó gọi là lệnh entry order. Thực tế mà nói, bạn đang hướng dẫn broker để thực hiệnh lệnh của bạn chỉ khi nào thị trường tới điểm giá cụ thể đó.

Với 1 entry, bạn hiển nhiên là có cơ hội tốt hơn để đạt được giá bạn mong muốn. Tuy nhiên, nếu thị trường ko đi đến điểm giá cụ thể đó, lệnh của bạn có thể ko bao giờ thực hiện được, và bạn có thể mất một cơ hội trading có tiềm năng lãi lớn.

Khi bạn đặt một Entry Order, bạn có thể chọn đặt một Stop Entry Order hoặc một Limit Entry Order.

c. Stop Entry Order:

Một stop entry order có thể được sử dụng trong trường hợp bạn dự đoán là thị trường sẽ tiếp tục đi theo hướng hiện tại của nó, dù là lên hay xuống. Ví dụ, nếu giá một cặp tiền cụ thể đang lên, một lệnh Stop Entry Order cho phép bạn đặt lệnh mua trên giá thị trường, điều mà phụ thuộc vào độ mạnh yếu của hướng thị trường. Tương tự, bạn có thể đặt một lệnh Stop Entry Sell dưới giá hiện tại của thị trường nếu bạn nghĩ rằng thị trường đang thực sự đi theo hướng xuống.

VD: USD/CAD hiện tại đang ở mức 1.2025/1.2030Giả sử rằng thị trường đang đi lên, bạn có thể đặt một lệnh Stop Ẻnty Order để mua đô Mỹ tại giá 1.2050. Nếu thị trường đi xuống, bạn có thể đặt một lệnh Stop Entry Order để bán tại mức giá 1.2010. Nếu, và chỉ khi, thị trường tới điểm giá mà bạn đặt cụ thể thì lệnh của bạn mới được thực hiện.Nói cách khác, Stop Entry Orders là một cách trade thận trọng; vì các lệnh này chỉ bắt đầu sau khi thị trường đã đạt tới một điểm cụ thể và đang tiếp tục trong hướng mà nó đi.

d. Limit Entry Order:

Ngược lại với Stop Entry Order, một lệnh Limit Entry Order cho phép bạn bước vào giao dịch tại một điểm mà bạn mong đợi thị trường sẽ đảo ngược với hướng đi hiện tại của bạn. Ví dụ, nếu cặp USD/CAD đang lên, nhưng bạn tin rằng nó sẽ đảo ngược chiều và hạ, bạn có thể đặt một lệnh bán với giá cao hơn giá hiện tại một chút. Lệnh bán này sẽ được đưa vào thị trường khi có cơ hội và khi chạm vào điểm giá đấy. Một cách khác là, nếu cặp tiền đang hạ và bạn dự đoán rằng cặp tiền ấy sẽ quay ngược trở lại và đi lên, bạn có thể đặt lệnh mua dưới giá hiện tại, để đưa lệnh của bạn vào khi thị trường bắt đầu lên.

VD: USD/CAD đang ở điểm 1.2025/1.2030

Giả sử rằng thị trường đang đi lên, bạn có thể đặt một lệnh Limit Entry Order để bán Mỹ tại điểm 1.2070. Nếu thị trường đi xuống, bạn có thể một lệnh mua Mỹ ở 1.2005, nếu, và chỉ khi, thị trường đi đến điểm đặt của bạn, lệnh của bạn mới được thực hiện.

Trong trường hợp nào, bạn đều nghiêng về dự đoán của một sự đổi chiều, khi tỉ giá đến một cụ thể và lệnh của bạn chỉ được thực hiện khi tỉ giá đến mức cụ thể mà bạn đặt ra mà thôi.

28 thg 5, 2010

chơi chứng khoán

1. Chứng khoán (Security) là gì?

Nói nôm na, chứng khoán là một công cụ tài chính giúp công ty có thể huy động vốn ngoài thị trừong vốn (capital market). Có 2 loại chứng khoán là : trái phiếu (Bond), và cổ phiếu (Stock). Trái phiếu là công cụ nợ, mang lại lãi cố định, cũng có thể trao đổi trên thị trường chúng khoán. Công cụ này thường được các tổ chúc tài chính dùng hơn nhà đầu tư cá nhân vì tính phúc tạp của nó. Trong khi đó, cổ phiếu phổ biến, đơn giản và mang lại lợi nhuận cao nên được các nhà đầu tư cá nhân lựa chọn nhiều. Cổ phiếu được phân ra 2 loại nhỏ là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi không phổ biến vì chỉ phát hành nội bộ hoặc cổ đông chiến lược và không được mua bán trên thị trường.

2. Lợi nhuận và rủi ro mà cổ phiếu đem lại cho nhà đầu tư.

Lợi nhuận của cổ phiếu bao gồm : cổ tức (dividend), và lợi nhuận chênh lệch tù việc bán cổ phiếu (capital gain). Cổ tức là số tiền trích từ lợi nhuận hàng năm của công ty chia cho cổ đông dựa vào tỉ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư. Số tiền này thường ít (khoảng 1000-2000vnd/ năm cho mỗi cổ phiếu). Cái hấp dãn nhà đầu tư là lợi nhuận chênh lệch vì cái này không có một mức cố định nào cả. Do đặc trưng của cổ phiếu là không có thời hạn nhất định, khi nào công ty còn niêm yết thì cổ phiếu đó còn giá trị, do vậy khả năng kiếm lợi nhuận tù cổ phiếu có thể không bao giờ hết. Nếu đầu tư tốt thì một cổ phiếu có thể đem lại vài trăm phần trăm lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên ranh giới giũa làm tỷ phú và nhảy lầu khá mong manh. Nếu không có kiến thúc và bản lĩnh khi đầu tư chứng khoán thì mức độ rủi ro sẽ rất cao. Lấy ví dụ như thị trường việt nam từ đầu năm đến nay. VnIndex từ khoảng hơn 300 đã tăng lên 632 điểm trong vòng 4 tháng, tức là mỗi cổ phiếu đều tăng giá lên gấp đôi so với lúc ban đầu. Bắt đầu xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên một bước thành tỷ phú,...Mọi người thấy có vẻ ngon ăn nên nhảy vào, dẫn đến hiện tượng sốt cầu, bon bóng căng. Cuối tháng 4/2006 bong bóng võ, do tâm lý sợ hãi mọi người lại ùa nhau bán khiến giá cổ phiếu bị đẩy xuống cũng nhanh như khi nó lên. Từ tháng 4 đến tháng 6 giá cổ phiếu đã mất 30% (bạn có 100tr thì sẽ lỗ khoảng 30tr), sau đó giá ổn định nhưng vẫn theo chiều hướng xuống, rớt mạnh thêm một lần nữa vào cuối tháng 8, đẩy một số cổ phiếu đến gần mức giá đầu năm. Như vậy những ai mua cổ phiếu vào cuối tháng 4, đến tháng 8 có thể mất gần 50% số vốn của mình. Như vậy đã có đủ lý do để nhảy lầu rồi.

Trên đây là một số nét sơ sơ về cổ phiếu và lợii nhuận - rủi ro mà nó mang lại. Đầu tư chứng khoán sẽ đem lại cho bạn 2 thứ : đau tim và nhức đầu . Gọi là chơi chứng khoán khi nào chúng ta chơi ảo thôi, chứ còn đã đem tiền vào đầu tư thì đó phải là một công việc nghiêm túc, và rất khó khăn.
Bạn nào cần biết thêm điều gì về chứng khoán thì hỏi ở trong post này luôn cho nó tập trung nhé, sau này mình cần tìm lại cũng dễ dàng.

Cách đọc bảng giao dịch chứng khoán.

Khi đến sàn giao dịch các bạn sẽ thấy một bảng lớn ghi theo dõi chi tiết giao dịch bao gồm Mã chứng khoán, giá, khối lượng giao dịch... Mỗi sàn giao dịch sẽ có một kiểu bảng khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ giống nhau. Hôm nay mình chọn bảng giao dịch của VCBS cho mọi người làm quen vì nó thể hiện chi tiết rõ ràng, dễ nhìn.

Giao diện của bảng nhu sau:
http://www.banggiavcbs.com/

1. Mã chứng khoán (Mã CK): hiện trên thị trường thành phố HCm có tất cả 48 công ty cổ phần niêm yết, và một chứng chĩ quỹ, mỗi công ty sẽ có một mã chứng khoán riêng, thường là tên viết tắt của công ty đó. Danh sách công ty niêm yết xem ở đây: http://www.vcbs.com.vn/vietnam/phantich.asp

2. CÁc mức giá sẽ cọ 5 màu thể hiện 5 tính chất:

Màu vàng: giá tham chiếu, là giá đóng của của phiên giao dịch hôm trước.
Màu tím: giá trần, bằng giá tham chiếu * 5%. Đây là mức giá cao nhất của một cổ phiếu có thể đạt được trong ngày.
Màu xanh da trời: giá sàn, bằng giá tham chiếu * 5%. Đây là mức giá thấp nhất của cổ phiếu trong ngày.
Màu đỏ: giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng chưa phải giá sàn.
Màu xanh lá: giá cao hơn giá tham chiếu nhưng chưa phải giá trần.

Màu sắc về giá khác nhau sẽ giúp nhà đầu tư cảm nhận được tình hình thị trường ngày hôm đó. Ví dụ như hôm nay khớp lệnh với màu xanh lá cây và màu tím chiếm đa số thì thị trường đang đi lên, cac cổ phiếu đều tăng giá, ngược lại vói màu đỏ và xanh da trời.

3. Khối lượng mua/bán: khối lượng tính theo đơn vị "lô" (mỗi lô bằng 10 cổ phiếu). Trên cột Mua giá sẽ có 3 mức giá được sắp xếp từ cao đến thấp, là 3 mức giá đặt mua cao nhất trong một thời điểm. Bên cộ bán thì ngược lại.

4. Khớp lệnh: là múc giá và khối lượng lệnh được khớp nhau giũa mua và bán. Nguyên tắc khớp lệnh là khớp cho mức giá mua từ cao đến thấp và mức giá bán từ thấp lên cao. Ví dụ: AGF đưa ra 3 mức giá mua 82(1000cp) - 80(2000 cp) - 79(1000cp) cùng với 3 mức giá bán là 78 (500 cp) - 79(1000cp) - 80(2000 cp). Như vậy khi khớp lệnh, giá của AGF sẽ là 80(3000 cp) cùng với mức dư mua là 79(1000cp) và dư bán là 80(500cp). Ưu tiên về lệnh: giá, thời gian đặt lệnh và số lượng. Lệnh sẽ được khớp theo từng phiên. Cột +/- thể hiện mức thay đổi về giá của từng loại cổ phiếu, tính theo đơn vị ngàn đồng. Ví dụ AGF là +1.5, là cổ phiếu này tăng 1500đ so với ngày hôm trước.
Giá khớp lệnh ngày hôm nay sẽ là giá tham chiếu cho ngày hôm sau.

Một số chỉ số tài chính đơn giản giúp người mới chơi chọn lựa cổ phiếu:
1. EPS: (Earning per share) = Lợii nhuận sau thuế của 4 quý gần nhất/tổng số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường. Cái này em có thể lấy được từ tờ Bản tin CK tại các sàn giao dịch, hoặt tìm trên www.vse.org . Công ty tốt thường sẽ có EPS trên 2000.
2. P/E: (Price-earnings) = giá hiện tại/EPS . P/E phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư lên công ty. Múc P/E an toàn sẽ dưới 16. P/E cao có 2 nguyên nhân: Nhà đầu tư tin tưởng công ty sẽ có giá trị cao hơn bây h, hoặc do EPS quá thấp=> công ty làm ăn ko hiệu quả.
3. ROE: (Return on Equity) = Lợi nhuận sau thuế cả năm/ vốn chủ sỏ hũu. (Vốn chủ sở hữu = tổng tài sản-tổng nợ). 2 tham số trên em có thể xem từ báo cáo tài chính năm của mỗi công ty. Một công ty tốt sẽ có múc ROE ổn định và tăng trưởng trong 4,5 năm và khoảng từ 15% trở lên.
4. P/B : (price to book value) = giá hiện tại/ (tổng tài sản-tổng nợ). Đầu tư an toàn khi P/B thấp = 2. Trừ khi công ty đó có brand equity thì sẽ có P/B cao.

Các thông tin khác em có thể tham khảo:
1. báo cáo kqkd hàng quý của công ty, dùng tham khảo so với kết quả cùng kỳ năm ngoái.
2. Liquidity của cổ phiếu. Nên chọn cổ phiếu có số lượng giao dịch nhiều (trên 10k/ngày).
3. Thông tin liên quan đến công ty: chia cổ tức, thưởng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới... Đa số những thông tin này sẽ giúp tăng giá cổ phiếu.
4. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và trong nội bộ công ty: công ty nào có tỷ lệ sở hữu của nước ngoài nhiều thì có thể sẽ tốt hơn các công ty khác. Giao dịch mua/bán của thành viên ban quản trị hay cổ đông lớn cũng sẽ ảnh hưởng giá của cổ phiếu.

Trên đây chỉ là một vài chỉ số tạm thời giúp nhà đầu tư làm quen với việc đầu tư chứng khoán. Không có chỉ số nào là quan trọng nhất mà phải tổng hợp tất cả. Thông tin này sẽ có ích cho việc đầu cơ nhiều hơn đầu tư. Nếu quyét định đầu tư thì Buffettology là một phương pháp hay đã được kiểm chứng hơn 50 năm (sau này thì không biết còn đúng ko ).

Ngoài ra để dụ đoán xu hướng giá lên hay xuống người ta thường dùng đồ thị để phân tích. Cái này thì khó hơn và cũng không chính xác lắm. Em cứ tập làm quen với những cái trên trước. Khi em chọn được cổ phiếu có nhiều yếu tố như trên thì em nên đợi khi nó có phiên điều chỉnh giảm thì hãy mua vào. Chơi chứng khoán ảo thì khi em đạt đuọc khoảng 20% lợi nhuận thì nên bán ra để tìm cơ hội khác. Chứng khoán thật thì còn tùy.

Bạn có thể dễ dàng đăng ký tài khoản (hoàn toàn FREE) và tập chơi thử y như thật ở www.estock.vn

Bạn chưa hiểu nhiều về TTCK !bạn hãy mạnh dạn lên sàn hàng ngày ,nếu có 1 người wen bên cạnh đã chơi rồi thì bạn k pải bận tâm nữa !còn k ở trên sàn cũng có rất nhiều các bác nhiều tuổi là nhà đầu tư !bạn cứ mạnh dạn học hỏi !chúc bạn sẽ sớm trở thành nhà đầu tư tài ba !!!

27 thg 5, 2010

Vương quốc Anh ngày đẹp trời

Nhắc tới nước Anh, mọi người thường nghĩ tới những ngày ẩm ướt, đầy sương mù. Nhưng cũng có khi đất nước nổi danh với biết bao tài năng nghệ thuật, thể thao cũng có thời tiết tuyệt vời.


Thánh đường Salisbury với chóp tháp cao nhất các thánh đường nước Anh.

Thánh đường Salisbury với chóp tháp cao nhất các thánh đường nước Anh.

Một góc London.

Một góc London.

Tháp trung tâm cung điện Windsor, khi có treo cờ có nghĩa là Nữ hoàng đang ở đó.

Tháp trung tâm cung điện Windsor, khi có treo cờ có nghĩa là Nữ hoàng đang ở đó.

Bên trong cung điện Windsor.

Bên trong cung điện Windsor.

ác ngôi nhà được phủ bằng dây nho có rất nhiều ở ngoại ô London.

Các ngôi nhà được phủ bằng dây nho có rất nhiều ở ngoại ô London.

Khu phố cổ tại Windermere.

Khu phố cổ tại Windermere.

Bãi đá Stonehenge, di sản thế giới

Bãi đá Stonehenge, di sản thế giới

Pháo đài cổ tại thành phố York

Pháo đài cổ tại thành phố York

Đền thờ thần mặt trời của người La Mã tại đồi Carton của thành phố Edinburgh.

Đền thờ thần mặt trời của người La Mã tại đồi Carton của thành phố Edinburgh.

Đài phun nước được người La Mã xây dựng tại thành phố Chester theo kiến trúc của thành phố Florence của Italy.

Đài phun nước được người La Mã xây dựng tại thành phố Chester

theo kiến trúc của thành phố Florence của Italy.

Cầu tháp London, ảnh chụp lúc 21h.

Cầu tháp London, ảnh chụp lúc 21h.

Nguồn: Ngoisao