Trang

17 thg 6, 2010

Các quả bóng World Cup từng thời kỳ

Trong trận chung kết World Cup đầu tiên diễn ra năm 1930, đã có hai trái bóng được sử dụng cho trận đấu vì cả Argentina và Uruguay đều muốn sử dụng bóng của riêng mình. Kết quả là trận đấu diễn ra với bóng của Argentina cung cấp trong hiệp một và của Uruguay trong hiệp hai.

Quá rắc rối. Bắt đầu từ kỳ World Cup sau, nước chủ nhà chính là đội sẽ cung cấp bóng cho toàn giải đấu. Đến World Cup 1970, Hãng Adidas trở thành nhà cung cấp bóng chính thức tại các kỳ World Cup.

Cũng năm này khi World Cup lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp, Adidas tung ra quả bóng Telstar 32 múi màu đen và trắng xen kẽ để dễ theo dõi trên tivi đen trắng. Về mặt thiết kể, quả bóng đen trắng truyền thống tồn tại được hai kỳ World Cup.

Đến World Cup 1978, quả bóng vẫn mang hai màu chủ đạo trắng và đen nhưng có hình hoa văn tạo thành những vòng tròn nhỏ trên quả bóng chứ không phải từng mảng đen trắng xen kẽ.

Tại World Cup 1998, thiết kế này vẫn được giữ nguyên nhưng lần đầu tiên không chỉ còn màu trắng đen trên quả bóng. Quả bóng có ba màu, xanh trắng đỏ mang cờ nước Pháp. Trải qua sáu kỳ World Cup, hoa văn này của quả bóng đã chấm dứt.

Bắt đầu từ World Cup 2002, World Cup 2006 và World Cup 2010, quả bóng có những hình vẽ độc lập. Riêng ở World Cup 2006, quả bóng sử dụng cho các trận đấu đều có tên đội thi đấu, tên sân, giờ đấu ...

Tại World Cup 2006 và World Cup 2010, trận chung kết sử dụng quả bóng riêng, có cùng thiết kế và hoa văn, chỉ có điều sẽ khoác lên mình màu vàng.

Thiết kế của quả bóng World Cup có lẽ chỉ mới mang tính đột phá từ năm 2002, trong khi về kỹ thuật những cải tiến không ngừng đã bắt đầu từ năm 1982.

Quả bóng luôn được cải thiện để để đạt một hình cầu lý tưởng. Bước cải tiến bước đầu là quả bóng tại World Cup 1982 khi lần đầu tiên quả bóng không còn thuần da mà còn mang trong mình các hợp chất nhựa tổng hợp. Đây là quả bóng có tính chống nước đầu tiên tại World Cup.

Đến World Cup 1986, Adidas đem đến đột phá lớn khi giới thiệu quả bóng đầu tiên được bao bằng một lớp nhựa. Với công nghệ tiến bộ, quả bóng được làm bằng nhiều lớp vật liệu chồng lên nhau và dần dần những lớp này ngày càng mỏng đi.

Quả bóng tại các World Cup trước 1970

Hai quả bóng sử dụng trong hai hiệp của trận chung kết World Cup đầu tiên. Bên trái là bóng của Argentina và bên phải là của Uruguay

Quả bóng được sử dụng tại World Cup 1934

Quả bóng được sử dụng tại World Cup 1938

Quả bóng được sử dụng tại World Cup 1954

Quả bóng được sử dụng tại World Cup 1954

Quả bóng được sử dụng tại World Cup 1958

Quả bóng được sử dụng tại World Cup 1962

Quả bóng được sử dụng tại World Cup 1966

Trong hai kỳ World Cup 1970 và 1974, quả bóng có những múi đen và trắng xen kẽ nhau.

Quả bóng Telstar tại World Cup 1970

Quả bóng Telstar Durlast tại World Cup 1974

Từ năm 1978 đến 1998, quả bóng vẫn mang hai màu đen và trắng nhưng được thiết kế theo hoa văn tạo thành những vòng tròn nhỏ trên quả bóng. Riêng năm 1998, quả bóng có đến ba màu xanh đỏ trắng.

Quả bóng Tango Durlast tại World Cup 1978

Quả bóng Tango Espana tại World Cup 1982

Quả bóng Azteca tại World Cup 1986

Quả bóng Etrvsco tại World Cup 1990

Quả bóng Questra tại World Cup 1994

Quả bóng tại World Cup 1998

Từ năm 2002, quả bóng World Cup được thiết kế với những hoa văn khác biệt trên quả bóng.

Quả bóng Fevernova tại World Cup 2002

Quả bóng + Teamgeist được sử dụng trong trận chung kết World Cup 2006 (ảnh trên) và trong các trận đấu còn lại (ảnh dưới)

Mỗi một quả bóng chính thức tại các vòng chung kết World Cup đều có tên riêng, mang những nét văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của nước chủ nhà. Ảnh trên Xinhua.

Trái bóng của kỳ World Cup năm nay có tên Jabulani. Vỏ ngoài của Jabulani được kết hợp bởi 8 miếng ghép và được hàn bằng nhiệt chứ không phải dùng chỉ khâu. Tuy World Cup chưa chính thức bắt đầu nhưng đã có nhiều thủ môn phàn nàn rằng trái bóng này gây nhiều khó khăn cho họ.
Tại vòng chung kết World Cup 2006, trái bóng có tên Teamgeist được sử dụng với ý nghĩa đề cao tinh thần tập thể.
Fevernova, trái bóng của vòng chung kết World Cup 2002 ấn tượng với hình ngọn lửa đỏ trên nền vàng thể hiện nỗ lực và ý chí của hai quốc gia châu Á là đồng chủ nhà Hàn Quốc và Nhật Bản.
Với ba màu xanh, đỏ và trắng trùng với màu quốc kỳ nước chủ nhà Pháp tại World Cup 1998, Tricolore là trái bóng World Cup đầu tiên được thiết kế có màu sắc chứ không chỉ gồm 2 màu đen trắng như trước.
Hãng Adidas thiết kế trái bóng Questra cho vòng chung kết tại Mỹ thể hiện đúng tinh thần của World Cup năm 1994 là đổi mới và 'các siêu sao trình diễn'.
Etrvsco của Italy 1990 là sản phẩm công nghệ cao từ loại sợi tổng hợp đặc biệt và được thiết kế lấy cảm hứng từ lịch sử văn hóa, nghệ thuật lâu đời của xứ sở mỳ ống.
Azteca, trái bóng chính thức của vòng chung kết Mexico 1986 được khâu bằng tay và đây là trái bóng đầu tiên sử dụng sợi tổng hợp chứ không dùng da như trước. Thiết kế của Azteca mang đậm màu sắc văn hóa và kiến trúc của người Aztecnổi tiếng ở Mexico.
Được làm từ da thật, trái bóng Tango Espana của World Cup 1982 tại Tây Ban Nha còn được quét một lớp sơn ở bên ngoài để chống thấm nước. Đây là trái bóng đầu tiên sử dụng công nghệ chống thấm.
Trái bóng Tango Durlast của Argentina 1978 được coi là một thiết kế vừa cổ điển lại mang tính cách tân trong lịch sử vòng chung kết World Cup vì 5 trái bóng chính thức tiếp theo của giải đấu này đều dựa trên Tango. Trái bóng là kết tinh của sự đam mê, tình cảm và sự tao nhã của người Argentina.
Vòng chung kết World Cup 1974 có hai trái bóng chính thức là Telstar và Chile. Chất liệu và công nghệ sản xuất của chúng giống với những trái bóng được sử dụng tại bốn vòng chung kết World Cup trước đó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét