Trang

30 thg 6, 2010

sự tích hoa Quỳnh

Phần tóm tắt hay đầu bài đăngtập 1: sự tích hoa quỳnh

Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 – 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp… Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: “Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng”. Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.

Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ “dặm liễu” xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành… cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn… thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 – 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.

Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!… Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng lân ái: “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.



tập 2: xem ý nghĩa nhá

Người tây phương đã nói Hoa quỳnh tượng trưng cho "sắc đẹp phù du" (transient beauty) , nở đó để rồi tàn đó :

Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để mà tan
Người gần để ly biệt
(Xuân Diệu)

Nhưng cũng có thể nói rằng hoa quỳnh tượng trưng cho cái " vẻ đẹp chung thủy" (loyal beauty), vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất.

tập 3: cách trồng hoa, và những nghiên cứu khoa học

I/ “Định nghĩa” Hoa Quỳnh

Hoa Quỳnh là một trong những loài cây cảnh quý phái và được mệnh danh là “Nữ Hoàng của Bóng Đêm” – thuộc họ xương rồng. Xương rồng (Cactaceae) có tên khoa học là Epiphyllum grandilobum, Epiphyllum oxypetallum, Phyllocactus grandis , Selenicereus grandiflorus …

Theo quyển "Epiphyllum" của tác giả người Đức Marga Leue thì hoa Quỳnh được các thủy thủ người châu Âu khám phá lần đầu tiên tại nam Mỹ cách nay 250 năm. Thế nhưng mãi đến một thế kỷ sau đó, hoa Quỳnh mới được biết nhiều tại Anh rồi sau đó lan tràn sang Pháp, Đức và toàn Châu Âu. Đến thập niên 1920 hoa Quỳnh mới sang tới Mỹ và nơi đây trở thành lò sản xuất hoa quỳnh lai giống (hybrid) hàng đầu thế giới.

1. Đặc điểm sinh trưởng:

Hoa Quỳnh xuất hiện vô cùng kín đáo và tuổi thọ ngắn ngủi. Cây quỳnh (Epiphyllum) nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm chữ Epi là "trên" và phyllum là "lá" nghĩa là epiphyllum là "trên lá"; hoa, trái và hạt, cành của cây quỳnh đều bắt đầu ngay ở lá. Cây quỳnh nguyên thuỷ chính là cây dại mọc bám vào các thân cây ở các khu rừng nhiệt đới tại vùng Trung và Nam Mỹ. Quỳnh là một loại cây sống cộng sinh chứ không phải sống ký sinh trên những cây khác.

Quỳnh thường sống ở vùng Sonoran, sa mạc Chihuahuan, miền Nam sông Arizona, bang Texas và Mexico. Hoa quỳnh mọc hoang dã trên sa mạc và ở những lớp đất bồi giữa độ cao 600 và 1150 m, ưa bóng râm cuả sa mạc.

Hoa Quỳnh thuộc họ Xương Rồng Cactaceae , nhóm Epiphyllum và có tên tiếng Anh là Night Blooming Cactus.

Nhìn cây hoa quỳnh người ta khó phân biệt đâu là lá, đâu là thân bởi cây có bộ phận thân giống như phiến lá, bản rộng, dẹp, màu xanh và có gân ở giữạ. Hoa mọc ở kẽ những vết khía của thân (phần dẹp và rộng bản).

Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tàn lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi trồng quỳnh, người ta phải đưa vào chỗ mát với ánh sáng gián tiếp cho cây có điều kiện sống như trong thiên nhiên.

Hoa Quỳnh rất dễ trồng, chỉ cần mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất trong chậu phải xốp và thoát nước là đủ để cây phát triển được. Ngày nay, quỳnh thường được trồng trong chậu để dễ di chuyển khi xem hoa nở và có thể trồng bằng cách cắm cành. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn rất tốt, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, Quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây. Có thể để quỳnh trong nhà nhưng phải đặt ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón " Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom" mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng tư đến tháng chín. Không nên dùng những loại phân bón có nồng độ cao Nitrogen. Lý do mà hoa quỳnh không nở là chủ yếu vì quỳnh thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường hoa quỳnh nở tươi tốt , nở nhiều hoa phải sau 5 năm trở lên). Đặc biêt, Quỳnh không sống được trong môi trường quá nhiều nước.

2. Các giống cây hoa quỳnh phổ biến:

Phần lớn cây quỳnh thường thấy ngày nay là quỳnh hybrid, tiến triển qua nhiều năm ghép phấn của các loại hoa quỳnh.

Quỳnh hybrid có tất cả 9 loại khác nhau :

2 loại cỡ nhỏ- đường kính của hoa từ 3 - 5 inches

- E.caudatum hương nhẹ ngọt màu trắng bên ngoài có màu xanh ngọc .

- E.pumilum không hương nhưng cánh hoa rất dễ thương (hình minh hoạ)

3 loại cho hoa cỡ trung bình - từ 5-7 inches

- Epiphyllums aguliger có hương nhẹ

- E.aguliger nở hoa trắng nhưng bên ngoài có màu vàng tên riêng là Darahii

- E.cartagense nở hoa trắng nhưng bên ngoài có màu hồng pha vàng (hình minh họa 2 hoa E. cartagense):

3 loại cỡ lớn -đường kính 7-9 inches

- E. guatemalese hoa trắng rất đẹp, nhuỵ như màng nhện vàng, hương nhẹ

- E . oxypetalum thơm ngào ngạt ,ngọt ngào, rất đẹp, mọc có cành dài

- E . strictum đẹp nhưng hương nồng, không ngọt

1 loại đặc biệt lớn - hơn 9 inches tên là Epiphyllums thomasianum hình dạng như cái chuông hoa trắng ánh đỏ thơm nhẹ. Hiện nay, người ta ưa chuộng loại quỳnh hybrid vì màu sắc rất phong phú (ngoại trừ màu xanh dương) và hoa có thể nở được trong vòng vài ba ngày thay vì chỉ vài tiếng đồng hồ như quỳnh Việt Nam.

Theo hội "Hoa Quỳnh Hoa Kỳ", hội Quỳnh hương lớn nhất của Mỹ có trụ sở tại Monrovia gần Los Angeles, thì hiện nay có khoảng hơn 10.000 loại hybrid có đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai giống (Quỳnh hybrids) thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc La tinh như epiphyllum Saigon, epiphyllum Madonna...

Ở Việt Nam, ngòai loài quỳnh có sắc trắng với tên khoa học Epiphyllum oxypetallum, còn có:

- Quỳnh đỏ Epiphyllum Ackermannii

- Quỳnh Epiphyllum Hybrids là kết quả của quá trình lai tạo, cấy ghép từ Quỳnh nguyên thuỷ với các loài Xương Rồng khác như Selenecereus , Hylocereus , Heliocereus , Nopalxochia ... tạo ra những loại hoa Quỳnh có rất nhiều màu : hồng , da cam , tím , vàng ...với kích thước hoa rất thay đổi.

2. Chi tiết về Hoa Quỳnh

Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet. Hoa chỉ nở duy nhất một đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Cánh hoa mỏng như lụa, bề mặt như phủ sáp nhưng lại rất mềm mại trong sắc trắng với nhị vàng đẹp lộng lẫy, cuống hoa được phủ lên một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Đường kính hoa khoảng 10 cm và có thể đạt tối đa là 20 cm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm . Khi hoa quỳnh nở, hoa không nở hết ngay mà từ từ hé nở để dần đạt đến kích thước tối đa, rồi sau đó các cánh hoa cụp dần và tàn lụi. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10 giờ tối, và lại tàn rất nhanh vì thế hoa quỳnh càng trở nên hiếm.

Hiện nay, ở Đà Lạt còn có loại hoa quỳnh màu vàng, đỏ (Quỳnh Nhật) nở ban ngày rất đẹp. Bên cạnh cây hoa quỳnh, người ta thường trồng cây daọ (hay giao) nên mọi người hay gọi chung là cây Quỳnh Dao. Sở dĩ quỳnh và dao trồng cùng với nhau vì cây quỳnh luôn có gốc rễ mọc từ dưới đất, riêng biệt, để nuôi sống cây. Vả lại, thân cây quỳnh mềm mại, nên cần có cây khác hoặc cột nào cứng để nâng đỡ cho cây đứng lên và giao là cây rất thích hợp vì nó sẽ càng làm tăng vẻ đẹp của quỳnh, hơn là cây quỳnh phải dựa trên một cây hay sào nhọn hoặc lưới mắt cáo để leo lên.

Mệt chưa, qua tập tiếp nà

tập 4: chế biến món ăn.hic

Hoa quỳnh chỉ nở về đêm. Có người cả đời không hề thấy quỳnh ra hoa. Quỳnh không chỉ để ngắm mà còn dùng làm dược liệu và cả để... ăn.

Quỳnh chỉ cần một, hai hoa là có thể chế biến được món, đơn giản nhất là nấu canh thịt nạc hay tôm tươi. Hoa quỳnh tối nở sáng tàn nên nấu ngay cho buổi trưa hôm sau, độ tươi, ngon gần như nguyên vẹn. Rửa sạch bụi phấn hoa, bỏ cuống và nhuỵ, xắt ra nấu với thịt nạc được một tô canh nhỏ. Có người “tiếc của trời cho” nấu nguyên phần cuống. Tô canh hơi nhơn nhớt nhưng lại ngon ngọt, dễ ăn.

Quỳnh trồng trong chậu chỉ ra hai, ba hoa/lần, khi trồng ngoài đất, cây phát triển tươi tốt, vào mùa ra hoa đến cả chục cái. Lúc này tha hồ xào thịt bò, làm gỏi. Cánh hoa quỳnh mảnh nên chín nhanh, chỉ cần đảo sơ qua với thịt bò là dùng được.

Nếu làm gỏi thì nguyên liệu trộn thông thường như tôm, thịt nạc, cà rốt, hành tây... nhưng để gỏi ngon, thì còn phụ thuộc vào tài nêm nếm gia vị chanh, đường, mắm, ớt... Vì ít hoa nên đúng nghĩa là ăn lấy hương lấy hoa!

Theo các tài liệu về dược thảo của dược sĩ Phan Đức Thảo nghiên cứu dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi và kinh nghiệm dân gian, hoa quỳnh có tác dụng chữa trị các bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận, ho, viêm họng, hen suyễn, đái tháo đường...

Hoa quỳnh vừa nở xong, còn tươi thái nhỏ chưng với đường phèn hoặc mật ong hoặc với trứng gà. Ăn nóng, có tác dụng chữa các chứng ho, hen suyễn. Canh hoa quỳnh nấu với thịt nạc ăn có tác dụng bổ phổi.

Hoa quỳnh ngâm rượu chữa bệnh đau bụng. Hoa quỳnh phơi khô hoặc để tươi, tẩm mật, sao vàng, hãm với nước sôi như pha trà có tác dụng chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang... Dân gian còn cho rằng thân cây quỳnh hay chất nhớt lấy từ cuống hoa có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường…

Quỳnh dễ trồng trong sân, vườn nhà hay trong bồn. Loài cây họ xương rồng này cho hoa tuyệt đẹp. Chỉ cần một chiếc lá quỳnh già, thậm chí nửa lá cũng được, vùi xuống đất mềm trong chậu hoặc ngoài đất, vài tháng sau lá tua rễ, đâm cành, nảy lộc thành một bụi quỳnh tươi tốt.

Dân gian cho rằng, hoa quỳnh nở là điềm may mắn và hạnh phúc. Điều đó đúng, sai chưa thiết nghĩ, nhưng quả rằng hương thơm lẫn sắc đẹp của hoa thật lạ lùng. Trông từng cánh hoa trắng muốt nhấc ra từ từ cho đến khi cả đoá hoa mãn khai. Dù sao, được một lần thưởng lãm hoa quỳnh nở trong đêm và thưởng thức các món ăn từ hoa quỳnh đã thích thú chừng nào!

tập cuối: về khổ chủ tí nhe

Chữ Quỳnh trong tiếng Hán có bộ Ngọc chỉ 1 loài ngọc quý. Vì thế Như Quỳnh có thể hiểu là Như Ngọc (nhưng mang nghĩa cụ thể hơn là Ngọc Quỳnh) để tránh nhầm lẫn với Ngọc Bích, Ngọc Lam, Ngọc Phỉ Thúy...Ngọc chỉ là danh từ chung thôi.
Còn chữ Quỳnh mang nghĩa là hoa Quỳnh, đó chỉ là tiếng Việt, không thể ghép Như Quỳnh thành "đẹp như hoa Quỳnh" được.
Thứ nhất là do ghép khập khiễng giữa Như (từ Hán Việt) và Quỳnh (từ Việt để chỉ hoa Quỳnh).
Thứ hai là Hoa Quỳnh trong tiếng Hán là "Đàn Hoa" --> Chỉ loài hoa thơm màu trắng nở vào ban đêm --> Vì thế càng không thể dịch Như Quỳnh thành "đẹp như Hoa Quỳnh".
Thứ ba: Thành ngữ tiếng Hán có câu "Đàn hoa nhất hiện" chỉ việc xuất hiện trong chốc lát, nhanh chóng biến mất. Tương tự như câu Phù Dung sớm nở tối tàn, không bền vững --> Không ai đặt tên Như Quỳnh hoặc làm việc gì đó mà mang nghĩa của hoa Quỳnh vào cả.
Vì vậy, Như Quỳnh chỉ có nghĩa là Như (ngọc) Quỳnh.
Chuẩn không phải chỉnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét