Trang

10 thg 6, 2010


World Cup 1938 tại Pháp

World Cup 1938 bị ảnh hưởng của giai đoạn trước thế chiến thứ hai. Quân Đức tràn qua Áo và buộc đội tuyển Áo sát nhập thành một đội tuyển Đức hùng mạnh. Các nước Nam Mỹ ngoài Brazil đã không chịu tham gia vì FIFA cho tổ chức giải 2 lần liên tiếp tại Châu Âu. 15 đội tuyển tham dự theo thể thức loại trực tiếp: đội nào thua là lên xe về nhà.

Dù cố gắng tạo áp lực, Quốc xã Đức đã thất bại khi bị Thụy sĩ loại ra khỏi giải ngay sau trận đầu tiên. Cầu thủ Đức vừa ra sân đã bị khán giả chào đón bằng cà chua, trứng thối… thể hiện rõ sự thù ghét và khinh bỉ của thế giới với chế độ Quốc xã.

Đội tuyển Italy lần thứ 2 liên tiếp đăng quang tại World Cup 1938

Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 1938 là cầu thủ da màu Leonidas da Silva của Brazil với biệt danh “Viên kim cương đen”. Trong trận đấu với Ba Lan, dưới cơn mưa tầm tã, một mình anh đã sút tung lưới đối phương 4 lần. Vì giày bị ướt, Leonidas đã tự cởi giày đá chân không để rồi có thêm bàn thắng thứ 5. Tuy nhiên, sau đó, trọng tài đã buộc anh phải mang giày trở lại.

Đội tuyển Italy đã bảo vệ thành công chức vô địch khi thắng Hungary 4-2 trong trận chung kết. Đây là thành quả đáng ghi nhớ nhưng đội tuyển Màu thiên thanh đã làm cả thế giới căm ghét khi toàn đội giơ tay chào theo kiểu Quốc xã trong trận chung kết.

Sau lần tổ chức năm 1938, giải vô địch bóng đá thế giới bị gián đoạn 12 năm do thế giới chìm trong thảm họa Thế chiến thứ 2.

World Cup 1950 tại Brazil

Poster chính thức của World Cup 1950

Sau 12 năm gián đoạn, World Cup lại được tổ chức tại Brazil. Với hy vọng giải đấu là động cơ khôi phục lại kinh tế, Brazil nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng. Thành phố Rio de Janeiro xây 1 sân bóng có sức chứa lên tới 200.000 khán giả... Nỗi kinh hoàng của chiến tranh có lẽ chưa phai nhạt, nên chỉ có 13 quốc gia tranh giải. Đội tuyển Đức bị cấm tham dự. Điểm đặc biệt là nước Anh bảo thủ - từng tự hào là quê hương của bóng đá - lần đầu tiên đồng ý tham gia World Cup.

Với đội hình có nhiều cầu thủ giỏi và là chủ nhà, Brazil tin tưởng sẽ đọat cúp vô địch nhưng cuối cùng đã bị Uruguay hạ với tỷ số 2-1 trong trận chung kết. Khán giả ôm nhau khóc ngất trong sân vận động, 3 người chết vì đứng tim, một người Brazil khác đã phóng mình từ khán đài xuống để tự vẫn. Cho mãi đến năm 1993, thủ môn Brazil vào thời đó là Barbosa vẫn còn bị cấm bước chân vào khu vực huấn luyện của đội tuyển Brazil vì người ta cho rằng anh ta chỉ mang lại xui xẻo.

World Cup 1950 còn là nỗi nhục cho nước Anh khi bị đội tuyển tí hon là Mỹ hạ 1-0. Đặc biệt hơn nữa là các cầu thủ Mỹ trước đó chưa từng tập luyện cùng nhau. Đêm trước trận đấu, họ còn nhảy múa vui chơi suốt đêm.

World Cup 1954 tại Thụy Sỹ

Chiến tranh đã lui dần vào dĩ vãng, thế giới cũng bắt đầu tha thứ cho nước Đức và cho phép họ cùng tham dự World Cup 1954 tổ chức tại Thụy Sỹ. Người Đức dần lấy lại được niềm tin. Trong trận chung kết, họ thắng Hungary 3-2 tại Bern Thụy Sỹ và lần đầu tiên được ôm cúp vô địch bóng đá thế giới.

Đội tuyển Đức vô địch World Cup 1954

Đội tuyển Hungary thời đó được xem là Đội tuyển Vàng của thế giới với những cái tên như Puskas, Kocsics… World Cup 1954 là nguồn lợi khổng lồ đầu tiên cho FIFA. Lần đầu tiên những trận tranh giải được truyền hình rộng rãi. Kể từ đây, bóng đá được xem là một món hàng thương mại mang lại lợi ích kinh tế.

World Cup 1958 tại Thụy Điển

World Cup 1958 tổ chức tại Thụy Điển được xem là vận hội mới của FIFA.Với 52 nước dự tranh vòng loại, vô số cơ quan truyền thông đã đổ xô về Thụy Điển để tác nghiệp. Uruguay và Italy đã từng 2 lần giữ cúp vô địch bị loại ngay trong vòng loại đầu tiên.

Cậu bé 17 tuổi Pele (áo sẫm) trong trận chung kết với Thụy Điển

Ngôi sao Pele của Brazil dưới sự hướng dẫn của HLV tài ba Vicente Feola cũng bắt đầu vang danh thế giới. Cậu bé 17 tuổi đã làm tất cả sững sờ với kỹ thuật sút bóng kiểu “xe đạp chổng ngược”. Péle đá đẹp đến nỗi, dù đội chủ nhà Thụy Điển bị Brazil hạ 2-5 trong trận chung kết nhưng khán giả cuối trận đã cùng đứng lên để vỗ tay ca ngợi Péle. Đội tuyển Brazil năm 1958 cũng được coi là đội bóng vĩ đại nhất trong lịch sử./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét