Trang

15 thg 6, 2010

Mũi Hảo vọng - nơi đẹp mà không dễ qua


Mũi Hảo vọng - nơi đẹp mà không dễ qua

Năm 1486, nhà hàng hải nổi tiếng người Bồ Đào Nha Batorluomei Bird Diast vâng lệnh vua Ruo Ao đệ II, thống lĩnh một đoàn thuyền xuất phát từ Lisbon đi dọc theo bờ biển phía tây châu Phi, với ý đồ có thể khám phá một con đường mới thông với “đất nước vàng” Ấn Độ. Khi đoàn thuyền đi đến vùng giáp nước của Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và mặt nam của đại lục châu Phi thì trên mặt biển gió bão gào thét. Sóng dữ vạn trượng nổi lên. Đoàn thuyền lắc lư chao đảo trong sóng to gió lớn. Các thuyền viên có cảm giác như họ sắp xuống suối vàng, sắp chôn mình trong bụng cá.

Lúc này, một đợt sóng gió đẩy đoàn thuyền đến mũi đất vô danh, nhờ vậy mới tránh được tai vạ. Diast và các thuyền viên khác hoàn hồn trấn tĩnh, họ chúc mừng nhau và đặt cho mũi đất này là Mũi Bão táp.

Mũi Hảo vọng.

Đoàn thám hiểm thoát chết nhưng vẫn còn sợ hãi. Họ men theo đường cũ, trở về Bồ Đào Nha, kể lại sự nguy hiểm của mũi Bão táp cho quốc vương nghe. Nhà vua muốn thủ lợi cho mình, nghĩ rằng nếu vượt qua được mũi Bão táp, đến vùng phương Đông giàu có thì sẽ có rất nhiều hy vọng và lại đổi tên mũi đất này thành Mũi Hảo vọng (Cape/Good Hope).

Năm 1497, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khác là Da Gama dẫn một đoàn vòng qua được mũi Hảo vọng thành công, đi vào Ấn Độ Dương và đến Calicut bên bờ nam Ấn Độ Dương. Sau đó, họ mang về nhiều thứ quý giá như vàng, hương liệu tơ lụa từ Ấn Độ về Bồ Đào Nha. Việc phát hiện ra con đường mới vòng qua mũi Hảo vọng, kể cả việc phát hiện ra đại lục châu Mỹ của Colombo năm 1492 và lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới của Magienlăng cùng một số nhà đồng hành của ông vào 1519-1522, lịch sử gọi là Những phát kiến địa lý. Điều này không chỉ mở rộng được tầm nhìn địa lý của người châu Âu, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với nền chính trị, kinh tế, văn hoá của họ.

Mũi Hảo vọng trong giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Trước khi kênh đào Suez được xây dựng năm 1869, mũi Hảo vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, chỉ có tàu cỡ vừa đi qua được Suez, còn các tàu cỡ lớn phải vòng qua Cape Hope. Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, kênh đào Suez bị ngừng lưu thông 9 năm. Tầm quan trọng của tuyến đường qua mũi Hảo vọng càng rõ rệt.

Sau khi kênh đào Suez lưu thông trở lại, nơi đây vẫn là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Hàng năm, khoảng 40.000 tàu bè qua lại mũi Hảo vọng, trong đó, một nửa là tàu nhập khẩu xăng dầu Tây Âu, 1/4 là tàu của Mỹ.

Tuyến đường vòng qua Cape Hope tuy quan trọng, nhưng vùng biển cạnh nó vẫn là nơi nguy hiểm có tiếng trên thế giới. Tàu thuyền chỉ cần sơ ý để cột buồm nghiêng hay lạc mái chèo thì nguy hiểm có thể xảy ra. Nguyên nhân của nó là phía nam Cape Hope là vùng có gió tây thổi mạnh, trên mặt biển rộng mênh mông không có gì che chắn nên làm sóng to nổi dậy.

Đi từ Cape Hope theo quốc lộ về phía bắc 52 km, sẽ gặp Cape Town, thành phố cảng nổi tiếng của Nam Phi. Năm 1652, công ty Đông Ấn Hà Lan đã xây dựng cứ điểm thực dân đầu tiên tại đây, đặt nền móng cơ sở cho thành phố. Sau đó một thời gian, thực dân Anh - Hà Lan không ngừng mở rộng các cơ sở vào sâu trong lục địa Nam Phi.

Khu “Thành phố góc biển” này nằm tựa lưng vào núi Yi Tebuer, nằm sát bên mép nước vịnh Tebuer. Phong cảnh nơi đây rất đẹp, địa hình thuận tiện. Núi Tebuer có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.082 m, hay còn gọi là “núi bàn” vì đỉnh núi này bằng phẳng như mặt bàn. Khi mùa hè trời trong nắng ấm, trên bầu trời xanh thẳm bay đến một đám mây trắng bao trùm lên đỉnh núi, giống như phủ lên “cái bàn” ấy một tấm khăn trải bàn màu trắng. Nhìn từ xa, nó như một bức tranh sơn dầu hình khối trang nhã tĩnh lặng, làm người ta thấy lòng mình rộng mở, tinh thần sảng khoái vui tươi. Là tượng trưng của thành phố núi Tebuer, ngọn núi vẫn là miền núi tốt lành trong thâm tâm các nhà hàng hải vì càng gần ngọn núi có nghĩa là càng gần Cape Town, nơi thuyền bè có thể tiến hành bổ sung những thứ cần thiết hay sửa chữa tu bổ.

Vịnh Tebuer cũng có tên gọi từ núi Tebuer, có cảng rộng nước sâu, sóng lặng, gió yên, cùng lúc có thể đậu hơn 40 tàu biển cỡ lớn, là một vịnh cảng được thiên nhiên ưu đãi. Hai bên Tebuer còn có đỉnh Madagascar dốc đứng, núi Sư tử và núi Tín hiệu. Sở dĩ có tên Núi tín hiệu là do trước kia trên núi có đặt một trạm tín hiệu, mỗi khi tàu thuyền vào cảng thì treo cờ lên và bắn pháo để báo tin cho người trong thành phố

Giữa các núi và vịnh là khu phố cổ Cape Town, phần lớn là các công trình kiến trúc cổ đại thời kỳ thực dân Hà Lan thế kỷ 17 để lại như thành phố nhỏ Cape Town, nhà thờ Groot, quảng trường Green Point. Tất cả đều mang nét cổ kính, phong trần. Các cơ sở nghiên cứu giáo dục và địa điểm nghệ thuật như đại học Cape Town, đài thiên văn, kịch trường lộ thiên Meirateweile đều tập trung phân bố ở miền nam. Trên núi Tubuer còn xây dựng một vườn thực vật quốc gia và một viện bảo tàng.

(Theo sách Những nền văn minh thế giới)

Đặt chân lên Mũi Hảo vọng

Cách thành phố cảng du lịch Cape Town khoảng 48 km về hướng Tây Nam là Mũi Hảo vọng (Cape of Good Hope). Để đến được một trong hai nơi nổi tiếng nhất thế giới này (mũi thứ hai là Cape Horn ở Patagonia, Nam Mỹ, điểm giao tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương) là một điều thú vị.

áoad
Mũi Hảo vọng. (Ảnh: Capeoptions)

Bất kỳ ai tới nơi đây cũng sẽ hả hê vì có dịp chụp ảnh kỷ niệm bên cái bảng gỗ có khắc: “Vĩ độ 34° 49' 58 nam và kinh độ 20° 00' 12 đông - Cape of Good Hope”. Nó được cắm vào nền đất, bên dưới mỏm đá cao 256 m đâm trồi ra đại dương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét